Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cao lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

le-dinh-den-mieu-phu

1. Dâng lễ

- Sau khi làm Lễ trình, người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

- Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

- Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

- Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

2. Thứ tự khi thắp hương:

- Thắp từ trong ra ngoài
- Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.

- Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
- Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
- Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
- Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
- Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.

3. Văn khấn:

- Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dângcúng cũng được.
- Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.

4. Hạ lễ:

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác.

Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

văn khấn lễ đình đền miếu phủ sửa lễ văn khấn dâng lễ hạ lễ hóa vàng


xem tử vi Xem bói tháng sinh nói nên gì mơ thấy cãi nhau với chị gái ha tướng số móng tay 2021 cự môn ánh Trái Đa Người sinh ngày Nhâm Tuất giấc mơ thấy vợ chồng chữ hiếu để trở thành người phụ nữ giàu có Cúng cô hồn mẹo phong thủy phòng khách giúp tăng tài Khà thói quen gây phá tài hình thái ngôi nhà sao phong cáo phong tu vi Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu dùng ngựa hút tài lộc hang bua chồng tuổi dần vợ tuổi thìn âm dương bái Phật Tịnh tiền tài rậm râu sâu mắt bài cúng giao thừa năm 2014 chồng tuổi ngọ vợ tuổi thân Bát tự suu giá tỳ hưu trang sức Mau Lộ Phật Di Lặc LÃƒÆ mùi vi chí tết dương lịch niềm dây chuyền hồ ly tử vi trọn đời người sinh ngày Mậu cơ hội việc làm ngành khí tượng học tướng ngoại tình kiến xem tướng mặt Bạch Dương và Kim Ngưu Tình duyên của người tuổi Hợi nhóm cung song tử và cung sư tử phật vận mệnh người tuổi Nhâm Dần diềm báo